Ring ring
  Blog Media Story
Tip Hi, Mozilla/5.0 đến với Up7s. Chúc bạn online vui vẻ !
Bây giờ: 00:54:46 - Thứ sáu, Ngày 14/02/2025
Menu Tiện Ích
Auto Việc khó trong đời phải làm từ việc dễ.
Việc lớn trong đời phải làm từ việc nhỏ.
Tắt ảnh | +A Tăng cỡ chữ =A Mặc định -AGiảm cỡ chữ
Top Game Hot Tháng 02
Admin
[date].file_date.[/date]



- Cậu giỏi thật, làm việc lén lút bao nhiêu ngày mà không bị phát hiện.

Đan không nói, chỉ cười, tôi không biết hôm này trời có bão tố giông lốc gì không, nhưng quả là một kì tích.
Tôi khuân hết đống mèo của Đan về nhà, hứa sẽ tìm chủ nuôi lũ mèo con cho nhỏ. Nhỏ còn chưa tin hẳn, đòi gặp chủ mới rồi mới đồng ý. Tôi kêu gọi mấy thằng bạn thân có em gái, bắt chúng nó mua về cho em nuôi. Chật vật mãi cũng lo cho lũ mèo được yên ổn.

Chỉ có tôi là không yên. Thằng Tuấn xù bóp bóp cằm bắt chước Gia Cát Lượng:

- Tao nghĩ mày bị bệnh rồi Linh ơi!
– Cái gì?
– Mày bệnh rồi, nên mới đi buôn lậu mèo với con nhỏ Đan quái dị

Thằng Long ruồi lại đế thêm:

- Đúng đúng, mày bị bệnh tương tư rồi con ơi…

Tôi thụi cho hai thằng bạn mỗi thằng một quả.

Kể từ lần ấy, trên lớp, Đan vẫn không hết lạnh lùng, vẫn không nói nhiều hơn, cũng chẳng cười, tôi tự hỏi tại sao lại có con người oái oăm như nhỏ. Nhưng có điều lạ, là thi thoảng không có giấy kiểm tra, bàn tay bên phải đưa sang cho tôi tờ giấy, đã kẻ điểm lời phê và họ tên, chỉ khác là không phải Nguyễn Linh Đan, mà là Nguyễn Linh.

Những người khó hiểu, luôn khiến người ta muốn hiểu họ nhiều hơn.

***

Trở về với chuyện cô chủ nhiệm Đại Bàng, sau buổi họp phụ huynh bất thường đầu tiên vào giữa kì một, các bậc cha mẹ xưa nay vẫn yên tâm vì con cái dù nghịch ngợm đến mấy cũng không thể ở lại lớp, nay đã gục ngã trước cơn đại dịch mang tên “bảng điểm” và lời đe doạ sẽ không đủ điều kiện thi tốt nghiệp vì môn Vật Lý mang đầy tính nhân văn. Trứng, gậy, vịt gà ngan ngỗng cứ thế được phụ huynh mang về nhà mà phang tới tấp vào mặt con trẻ, những tội nhân giấu mặt xưa nay đã bị lôi ra ánh sáng. Tối hôm đó hàng loạt những cuộc điện thoại kể khổ kèm theo hàng loạt kế sách đã được đưa ra để làm sao sống sót qua cái môn hãi hùng này.

Ngay hôm sau, bọn thằng Hùng “hồn” vì quá cay cú với vụ khủng bố bất ngờ, bày trò trả đũa cô Đại Bàng. Trên bục giảng chỗ cô hay đi lại có một cái lỗ hổng nhỏ xíu do gạch vỡ, chúng nó đục thêm cho cái lỗ to hơn cái gót đôi giày cao cô hay đi.

Quả nhiên không ai trên đời này hoàn hảo, sát thủ cũng có lúc gặp nguy. Đúng vào tiết học có người dự giờ, cô Đại Bàng mắc chân vào cái lỗ hổng do “quân phản nghịch” đào bới, gãy cả gót giày, Đại Bàng gãy cánh ngay trên bục giảng, cũng may chỉ đau chân sơ sơ, không nghiêm trọng.

Dân tình hả hê, chỉ có Đan giờ ra chơi lặng lẽ ra ngoài sân thể dục lấy cát sỏi lấp đầy cái hố nhỏ nhưng nguy hiểm chết người. Tôi nhìn những việc làm của nhỏ, thấy trong lòng tự nhiên buồn, không còn khoái trá của cái trò trẻ con kia nữa.
Trả đũa được một lần không có nghĩa là những bài kiểm tra hắc ám của chúng tôi chấm dứt.

Và cuộc hành trình của những con thiêu thân bắt đầu. Tất cả lao đầu vào học, dù sao thì mười hai năm đèn sách không thể có kết cục bi thảm chỉ vì một môn học xưa nay vẫn lười nhác cho qua. Bắt đầu xuất hiện lác đác nhưng con 6 khi trả bài kiểm tra. Nghe thằng Nam Trứng Vịt khoe bố mẹ nó đã ép plastic điểm 6 đầu tiên của nó rồi đóng khung treo giữa nhà. Rồi những điểm 7, 8 cũng bắt đầu xuất hiện. Lớp tôi như đang bước vào thời kì phục hưng, mọi bóng tối có vẻ như đang dần lùi về hậu trường nhường chỗ cho ánh hào quang phía trước.

Riêng tôi, tôi mua hẳn cuốn sách giải Vật Lý để đối phó khi gặp bài khó quá mà quên mất kiến thức đã học không giải được.

Một lần kiểm tra 10 phút bất ngờ, vì đêm hôm trước mải thức khuya xem bóng, tôi không kịp giải lại mấy dạng bài cô cho ôn tập, bí quá, tôi mở quyến sách giải trong ngăn bàn, nhẹ nhàng như khi lướt qua hàng phòng ngự của đội bạn để dẫn bóng về khung thành. Nhưng bỗng đâu tôi bị trọng tài thổi phạt. Đan đang nhìn tôi chằm chằm, ánh mắt nhỏ, làm tôi tê cứng, bàn tay trong ngăn bàn như bị búa giáng cho một nhát. Thường tôi vẫn dịch được thứ ngôn ngữ vô thanh trong mắt nhỏ, nhưng lần này, tôi không tài nào hiểu được ánh mắt nghiêm nghị ấy.

Bỏ trống bài làm đang dở, nộp bài. Tôi tự hứa với mình sẽ cố gắng học để không kém cỏi trước mắt Đan, tôi sợ ánh mắt ấy, tôi thấy xấu hổ vì ánh mắt ấy.

Chưa bao giờ tôi phát hiện ra khả năng của mình cho đến khi tập trung cho một mục tiêu nào đó. Dần dần những công thức, những định lý đã trở thành niềm đam mê của tôi, tôi thấy mình như trở thành một con người khác khi việc học giờ đây là một sự vui thích chứ không chán trường như trước. Không phải chỉ mình tôi, bố mẹ tôi đã định đưa tôi đi khám bệnh khi thấy tôi tự giác vào bàn học, rồi hai người lục đục đi thắp hương lên bàn thờ khi tôi nói tôi không sao. Mấy thằng bạn thân thì lại được thể mở hội nghị bàn tròn và phán bệnh cho tôi:

- Mày bệnh thật rồi đấy Linh ơi.
– Mày yêu nó thật rồi Linh ơi.
– Mày bỏ bọn tao rồi Linh ơi..

Tôi lấy quyển sách bịt mồm chúng nó lại, lôi chúng nó vào mấy cái đề thi khó nhằn.

Cả lớp tôi có một bước chuyển mình mạnh mẽ, tôi trở thành ngôi sao vụt sáng môn Vật Lý. Có những lần cô ra bài khó quá, cả lớp giải không xong, tất cả nhìn về phía tôi chờ đợi, tôi được gọi lên bảng giải bài, dù trong lòng có đôi chút tự hào, nhưng tôi vẫn không hết thở dài. Vì tôi biết rằng trong vở người ngồi bên phải, bài đã làm xong từ lâu. Đan vẫn không nói, hai khoé môi chỉ khẽ đưa lên, rất nhẹ thôi, nhưng cái cười ấy đã theo tôi cả vào trong giấc mơ.

Đúng lúc cái tiểu quốc nhộn nhạo này đang tưng bừng tinh thần học Lý, thì cô Đại Bàng nghỉ dạy. Những ngày cuối cùng, cô ho nhiều, và nói nhỏ đi, có ngày cô còn mang mic đi để giảng bài cho rõ.

Những đứa ngày trước một mực không đội trời chung với cô giờ lại là những đứa lo lắng nhất. Không ai nghĩ rằng một ngày cô biến mất lại để lại sự hụt hẫng lớn lao như thế.

Rồi một buổi chiều đầu đông, chúng tôi được trường cho nghỉ học. Cả lớp nối đuôi nhau đến tiễn cô lần cuối.

Khuôn mặt cô không còn nghiêm nghị nữa, hiền lành và thanh thản như đang trôi trong một cõi bình yên vô tận, có lẽ cô đã vất vả rất lâu để đến giờ mới được nghỉ ngơi. Đứa nhìn thấy cô, đứa chưa đến nơi nhìn thấy mặt cô, đều khóc. Chưa nói được lời cảm ơn cô, chưa nói được lời xin lỗi cô, cô đã ra đi như thế. Những vòng khăn trắng làm đầy thêm tiếng nấc nghẹn trong cổ họng. Mưa phùn làm nhoà thêm nỗi đau, thấm nỗi buồn mất mát vào trong lòng những đứa trẻ sắp từ biệt tuổi học trò. Đan đứng một mình một chỗ, ôm quyển sổ bìa rộng màu đen, lặng lẽ lau nước mắt.

Ngày hôm sau chúng tôi nhận được một tập tài liệu ôn thi từ cuốn sổ bìa rộng màu đen, đã được soạn thảo rất kĩ, tới phần nào có một vài người thấy khó, lại được đề tên người đó, kèm theo ghi chú: “Cố gắng lên em!”

Trang cuối là những dòng tâm sự của cô. Chúng tôi đã không thể biết rằng, cô lo lắng quan tâm đến chúng tôi như thế nào; không thể biết cô đã yếu rồi nhưng vẫn cố đi dạy cho cái lớp yếu kém nhất trường về môn lý, không thể biết mỗi lần kiểm tra 10 phút bất ngờ là những lần cô mệt quá không thể nào tiếp tục giảng bài; không thể biết đằng sau những con điểm thấp là những đêm cô miệt mài thức soạn bài để chúng tôi học cho dễ hiểu. Đọc đến dòng cuối cùng:

“Cô xin lỗi vì đã không thể đi cùng cả lớp tới cuối chặng đường. Cô yêu tất cả các con!”

Nhiều đứa oà lên khóc. Đám con trai ngày trước vẫn hay xuyên tạc những câu chuyện châm biếm về cô hay bày trò phá hoại giờ ngồi lặng thinh, niềm hối hận ngập đầy trong mắt. Cô ra đi để lại cho lũ trò nhỏ bài học sâu sắc và không thể quên trước khi bước vào đời: Đừng vô tình phán xét bất kì ai, vì bạn không thể biết những gì họ đã từng trải qua.
Thời gian của năm cuối cấp như được gắn thêm động cơ tăng tốc. Mùa đông lạnh không thắng được không khí đang sôi sục của cái đám đang dùi mài kinh sử.

Qua hai mùa, tôi vẫn đi sau Đan như thế. Những ngày rất lạnh, gió tạt dọc đường đi học. Đan quay lưng về hướng gió, hai tay ôm vào nhau, đi ngược chiều. Cứ ngày nào như thế, tôi lại không thể đi sau nhỏ được nữa. Không biết làm thế nào cho phải, tôi đành bước đi cùng.

- Cậu lạnh à? Sao lại đi ngược?
– Ừ, cũng hơi.
– Sao cậu không mặc áo ấm, nhiệt độ này không cần mặc áo đồng phục đâu.
– Tớ sẽ mua khi có điều kiện.
– Bố mẹ cậu không lo cậu ốm ư?
– Dùng tiền của bố mẹ thì không hay.

Tôi cởi áo cho nhỏ mặc, nhỏ nhất quyết không chịu, chỉ đáp lại bằng một cái lắc đầu kèm theo một nụ cười rất ấm nhưng làm tôi đau thắt một nơi trong lồng ngực. Giá như nhỏ có thể mở lòng ra một chút, giá như tôi có thể bớt ngớ ngẩn và nhút nhát đi một chút. Giá như tôi có thể nói ra…

Ngày chia tay càng gần tôi lại càng thấy nhiều điều rõ ràng lên từng chút một.

Bàn số 5, ô cửa. Có một thứ tình cảm chẳng thể gọi tên, có một người luôn nhìn về bên phải, một người luôn không nói. Ngoài khung sắt mưa nắng đã thay màu không đếm được số lần, nhưng số lần tôi được nói chuyện cùng Đan, đếm đi đếm lại vẫn chưa đầy mười ngón.

Thời đi học tôi không sợ niềm đau thi trượt, chỉ sợ bị rơi vào một mối tình vô vọng đơn phương. Bây giờ những ngày tháng cuối đang gần đến, tôi mới hiểu tại sao tình đầu thời đi học là điều mà không ai có thể quên được.

***

Một buổi chiều không mưa, nắng vàng như đổ lửa, qua đoạn đường có cánh cổng màu rêu, tôi thấy mấy bóng áo xanh bên trong một đám người nhốn nháo. Vòng ngoài là những người hàng xóm đến xem, người này nói cho người kia chuyện của đôi vợ chồng phạm pháp.

Đan ngồi thu lu sau hàng rào bao cổng, nhìn người ta đưa bố mẹ lần lượt đi ra, lên xe theo công an về đồn. Không sợ hãi, không bất ngờ, không khóc.

Tôi chưa thấy hình ảnh nào thảm thương đến thế. Tôi đã hiểu tại sao Đan bỗng dưng trở nên trầm, kì dị và ít nói. Nhỏ chắc đã chịu đựng đến chai lì những phức tạp trong chuyện làm ăn mà bố mẹ. Từ khi bố mẹ nhỏ gặp khó khăn trong việc trả nợ, nhà nhỏ được ngăn ra thành nhiều phòng. Những đôi trai gái cứ lén lút ngượng ngùng ra vào đó. Chắc Đan đã rất buồn, rất thất vọng, nhưng không có quyền lựa chọn, chỉ còn cách cố gắng học để mau chóng tách khỏi ra đình.
Hoàng hôn buông phủ, Đan mệt nhọc đứng dậy đi vào trong nhà, cái dáng nhỏ liêu siêu trong màu nắng nhạt. Tôi thấy lòng đau quá, mà không dám chạy tới để hỏi han, không dám vào an ủi hay chỉ xem nhỏ có ổn không. Giá như tôi có thể dúng cảm hơn một chút…

Nghĩ lại mình, tôi thấy tự hổ thẹn vì cái lựa chọn buông xuôi lúc trước. Người ta khổ người ta vẫn phải sống cho kiên cường, tôi sướng mà còn định lãng phí cuộc đời. Người ta là con gái phải gồng mình lên để sống, tôi là con trai mà lại lêu lổng vô âu vô lo.

Tôi nhớ lại vẻ mặt Đan ngày cô Bắc mất. Có lẽ bây giờ nhỏ cũng đang rất đau.
Kìm nén nỗi buồn chắc chắn là biệt tài của nhỏ. Những ngày sau Đan vẫn đi học như bình thường. Mắt có thêm những đường viền mệt mỏi, hoặc khó nhiều. Tôi thấy xót xa lòng, mà không dám nói, sợ nhỏ ghét bị thương hại. Tôi vốn ngốc nghếch, không biết làm gì cho người khác vui, nhặt con ve khô xác ép vào trang vở, vẽ cánh quạt cho giống trực thăng, rồi tặng cho Đan. Khoé miệng nhỏ lại khẽ đứa lên, tôi biết mình chắc chẳng bao giờ quên được nụ cười ấy. Tôi rất sợ khi nghĩ đến cái ngày chúng tôi mỗi người một ngả, nỗi sợ thành hình, khiến giấc ngủ cũng không thể nào yên.

Bỗng muốn rơi em ạ!
Rơi về đâu phượng cháy một góc trời?
Những ngày tháng cũ em ơi
Làm sao đủ với giờ chia tay cuối?
Đỏ và tím chẳng nói lời tiếc nuối
Nắng tháng 5 lạnh một góc tim
Tôi sẽ đến tận nơi nao tìm?
Người con gái ba năm gọi bạn
Người con gái đầu tiên khiến tôi yên lặng
Tôi đợi chờ hay đợi bóng hạ sang?

Những ngày cuối chúng nó thi nhau truyền tay lưu bút, vẽ áo, kí tên. Đan vẫn ngồi chăm chỉ học bài bên ô cửa, có chú chim nào liệng bay trên khoảng trời biếc xanh ngoài ấy. Tôi cũng không có lưu bút, không vẽ áo, chỉ ngồi lặng yên bên cạnh mối tình đầu. Con tim bất lực với những điều không thể nói. Tình cảm tự khóc thương trong những ngõ ngách tâm hồn.

Buổi học cuối cùng, giờ văn học, tôi làm bộ mượn cây thước kẻ kẹp trong cuốn vở Văn, Đan lặng im không nói. Có ai nếm đủ nỗi buồn như tôi không, khi mà thích nhưng không dám nói, đến phút cuối rồi mà vẫn chỉ bị đáp trả bằng những lạnh lùng. Tôi nài nỉ Đan cho mượn luôn cả cuồn vở văn ấy nữa, dù biết là vô lý, dù biết buổi học cuối cùng rồi thì tôi cũng không còn cơ hội mà trả lại, nhưng tôi vẫn cứ xin. Không một dòng lưu bút, những kỉ vật cho mối tình đầu có chăng là những thứ trong giờ chia tay cuối.

Trên bục giảng, những bài hát chia tay đang hoà cùng nước mắt. Tôi đánh bạo lên hát “Phượng hồng”, hát đến câu nào, thấy trái tim mình chảy ra tới đó, vừa đau vừa thương. Đan vẫn vậy, bóng hình ấy in lên ô cửa bàn số 5, đơn côi, lặng lẽ. Hoa điệp đang sắp nở trên những khóm lá già. Lúc trở về Đan đẩy sang cho tôi cây thước kẻ, cùng cả cuốn vở Văn màu xanh, vẫn lặng im không nói.

Cứ thế chúng tôi chia tay nhau, cứ thế chúng tôi xa những tháng ngày ngồi cạnh nhau mà tim không thể nào nghe tiếng để cùng chung nhịp đập. Món quà cuối cùng được tặng, đúng ra là tự tôi chiếm lấy, tôi cất kĩ vào nơi trong trẻo nhất của thời tuổi trẻ. Không phải mối tình nào cứ chân thành là được trọn vẹn, không phải kẻ nhút nhát nào cũng gặp may, không phải người yêu người là hiểu được nhau, không phải im lặng là không hề cảm nhận được. Nhưng điều đẹp đẽ nhất của những năm tháng ấy, phải là tình yêu.

Mãi sau này tôi mới tìm thấy dòng chữ nhỏ trong trang giữa, đúng tâm cuốn vở học sinh:

“Cảm ơn cậu nhiều lắm. Tớ biết cả. Ước gì chúng ta có thể gặp lại nhau…

Đan”

Tôi chỉ còn biết cười ngơ ngẩn.
Bây giờ, cậu ở nơi nào? Bây giờ, em ở đâu?

-o0o-

“Em ở đâu cho tôi được đến tìm?
Mùa hạ ép con ve khô xác
Bằng lăng tím tự bao giờ con ngơ ngác
Em về đâu sau giờ học cuối cùng?

Em ở đâu cho tôi được đến tìm?
Màu áo cũ – như màu mây xuống phố
Ba năm học, bàn số năm, ô cửa…
Đếm được mấy lần tôi trò chuyện cùng em?

Em ở đâu có tôi được đến tìm?
Ánh mắt em
Một lần kiểm tra tôi lén xem trộm sách
Đến tận bây giờ còn day dứt
Ánh mắt em.

Em ở đâu cho tôi được đến tìm?
Tôi gắng học để trước em không kém cỏi
Những bài toán cả lớp tin rằng chỉ mình tôi giải nổi
Tôi vẫn biết em đã làm xong.

Có bao giờ em hiểu tôi không?
Tim tôi đập rung trong tầng đá lạnh
Em yên lặng em bước qua kiêu hãnh
« 1 2 

Bạn đang xem Khung cửa sổ bàn số 5Bạn có thể Chia sẻ bài viết này lên FaceBook Chia sẻ bài: Khung cửa sổ bàn số 5
Bình Luận
Không văn tục, spam thể hiện người có văn hóa !

Tags:
Cùng Chuyên Mục
Bạn Đã Xem Chưa ?
voteBạn cảm thấy: Khung cửa sổ bàn số 5 như thế nào?
Thống Kê
- Xem: Khung cửa sổ bàn số 5
- Url: http://up7s.mobie.in/story/bai-viet/05-khung-cua-so-ban-so-5.html?p=2
- Tải trang: 0.0005 s
- Lượt xem: đang xem 1, hôm nay 2, tuần 2, tháng 3, tổng 396
- Xếp hạng: 0.5 (7.92%)
- Đánh giá: nếu thấy hay hãy giúp admin chia sẽ nội dung này nhé!
  Info Fanpage
U-ON C-STAT
DMCA.com Protection Status